Có thể hươu cao cổ đã tiến hóa từ một loài hươu cao cổ cổ đại sống cách đây hàng triệu năm ở Trung Quốc, có xương sọ dày để đánh nhau bằng cách đập đầu cực mạnh.
Cổ của hươu cao cổ đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Cần có một lý do chính đáng cho độ dài bất thường này, bởi vì nó gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của cơ thể và sinh vật. Trái tim của hươu cao cổ cần bơm máu lên đầu qua một cái cổ dài 2 mét, đòi hỏi huyết áp cao và các cơ chế khắc phục nhằm tránh ngất xỉu hoặc đột quỵ. "Hươu cao cổ đã thích nghi tuyệt vời với chiếc cổ dài, nhưng cái giá phải trả cũng rất lớn," nhà sinh thái học hành vi Rob Simmons tại Đại học Cape Town cho biết.
Hình minh họa. Nguồn:Y. Wang and X. Guo
Một giả thuyết phổ biến cho rằng hươu cao cổ đã tiến hóa chiếc cổ dài hơn để vươn tới những cây cao hơn để kiếm thức ăn. Nghe có vẻ có lý, nhưng thực tế hành vi của loài này không đơn giản như vậy. Hươu cao cổ còn có xu hướng ăn thịt ở tầng mặt đất; và nếu như cổ dài là để phục vụ kiếm thức ăn dễ dàng hơn, thì hươu cao cổ phải có khả năng sống sót qua hạn hán tốt hơn các loài khác, khi thức ăn khan hiếm và cạnh tranh khốc liệt, nhưng thực tế thì không như vậy. Một giả thuyết khác cho rằng hươu cao cổ đã tiến hóa cổ dài hơn để cạnh tranh tình dục: hươu cao cổ đực tham gia vào các cuộc đánh nhau bằng cổ rất khốc liệt, và cổ dài cũng giúp thu hút bạn tình. Nhưng giả thuyết này ít được chú trọng hơn, vì nó mâu thuẫn ở chỗ hươu cao cổ đực không có cổ dài hơn con cái.
Di tích hóa thạch của hươu cao cổ cổ đại, được mô tả vào ngày 2/6 trên tạp chí Science, đem lại một số manh mối mới về nguồn gốc chiếc cổ dài.
Đồng tác giả nghiên cứu, Jin Meng, tìm thấy một hộp sọ có 4 đốt sống ở lưu vực Junggar, miền bắc Trung Quốc, vào năm 1996. Đây là một mẫu hóa thạch rất kỳ lạ của động vật có xương sống, và trong hơn hai thập kỷ, Meng và các đồng nghiệp đã tìm thấy hơn 77 hóa thạch khác của cùng một loài, trong đó có 2 hộp sọ khác và một số chiếc răng.
Họ mô tả mẫu vật là họ hàng của hươu cao cổ, chưa từng được biết đến trước đây, sống ở kỷ Miocen, khoảng 16,9 triệu năm trước. Nó có thể trông giống Okapi châu Phi cổ ngắn (Okapia johnstoni), hơn là giống một con hươu cao cổ ngày nay, và có một cấu trúc xương cứng dày 5 cm trên đỉnh đầu được làm bằng nhiều lớp keratin. Họ đặt tên nó là Discokeryx xiezhi, theo tên xiezhi - một sinh vật giống kỳ lân trong thần thoại Trung Quốc. Cấu trúc xương cổ và đầu phức tạp của Discokeryx xiezhi cho thấy rằng nó đã thích nghi với những cuộc "đối đầu" trong cuộc chiếc giữa hai con đực, nhằm cạnh tranh và thu hút bạn tình.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng khi hươu cao cổ cổ đại rời rừng và vào đồng cỏ, chúng chuyển sang đánh nhau bằng cổ, vì thế cổ của chúng ngày càng dài ra theo quá trình phong cách chiến đấu thay đổi; và việc phải kiếm ăn ở các vị trí cao hơn trên đồng cỏ có thể có một vai trò nhất định.
Nhà sinh vật học Nikos Solounias thuộc Viện Công nghệ New York không tin rằng loài mới được mô tả là họ hàng gần với hươu cao cổ hiện đại, và cũng không cho chúng ta biết nhiều điều về nguồn gốc cổ của chúng. “Tất cả các loài nhai lại đều chiến đấu bằng sừng và cổ của chúng. Nhưng hươu cao cổ chiến đấu theo một cách khác, và có một lịch sử tiến hóa khác,” Simmons nói. Tuy nhiên, ông cho rằng kết quả mới cho thấy lựa chọn giới tính có vai trò mạnh mẽ đối với hình dạng cổ các loài hươu cổ đại, do đó giả thuyết cạnh tranh tình dục trong việc giải thích cho chiếc cổ dài của hươu cao cổ hiện đại trở nên khả thi hơn. "Nghiên cứu này cho thấy chúng ta nên xem xét lý thuyết cạnh tranh tình dục này một cách nghiêm túc," Simmons nói.
Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-022-01565-7